Không còn lo khi con bị ho - cảm

“Cún yêu được 2 tháng. Thỉnh thoảng lại ho. Chiều tối qua, con bắt ra nhiều nước mũi đến tối húng hắng nhiều hơn, đến trưa nay đã ho nhiều và bắt đầu khan tiếng. Thôi, thế là con mẹ bệnh thật rồi. Phải làm sao đây? Sách báo hướng dẫn toàn là con người ta, con mẹ bị ốm, mẹ thấy rối như tơ vò…”

Lần đầu bé bị cảm lạnh là một trong những thời khắc gay go nhất với các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người có con lần đầu và còn ít kinh nghiệm. Mẹ muốn bé cảm thấy thoải mái nhưng cho dù cố gắng thế nào đi chăng nữa, bé vẫn quấy khóc không yên. Dùng thuốc thì mẹ không dám vì con còn bé quá, e ảnh hưởng tới con.
 

Quả thực, đây không phải là vấn đề các mẹ có thể chủ quan. Theo các bác sỹ, một em bé được sinh ra khỏe mạnh, có thể bị cảm lạnh đến 6 lần trước ngày sinh nhật đầu tiên. Trẻ ở giai đoạn này dễ bị ốm vì hệ thống miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu. Và lần đầu tiên bé mắc dù chỉ một cơn cảm lạnh thông thường nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ rất dễ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm khí phế quản, viêm phổi.
 

Triệu chứng đầu tiên của trẻ khi bị cảm lạnh thông thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi. Dần dần sau đó bé sẽ bị sưng họng, sốt nhẹ, bắt đầu chán ăn và ho. Ở giai đoạn này, nước mũi của bé sẽ chuyển dần từ lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh đồng thời triệu chứng ho tăng dần.

 

Khi bé có dấu hiệu bị cảm lạnh, mẹ nên làm gì?
 


 

Khi trẻ bị cảm lạnh, các mẹ hãy bình tĩnh áp dụng các cách sau để giúp con dễ chịu và mau chóng khỏe lại:
 

- Ở trẻ sơ sinh, đa phần các em bé chủ yếu thở bằng mũi nên khi bị cảm, mũi bé bị ngạt sẽ khó thở, đặc biệt khi bú. Vì thế mẹ nên chia nhỏ số lần bú trong ngày để tránh ngạt thở cho bé. Khi bú mẹ nên đặt bé cao đầu để bé dễ chịu hơn.
 

- Nhỏ mũi cho con với nước mũi sinh lý loại dùng cho trẻ sơ sinh giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm các triệu chứng nghẹt mũi để con có giấc ngủ ngon hơn. Bấc sâu kèn là một biện pháp mẹ có thể áp dụng cho các bé không tự xì mũi. Cách làm như sau: dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
 

- Ngoài ra, mẹ nên dùng quạt phun sương làm ẩm không khí trong phòng ngủ để làm loãng chất nhầy trong mũi giúp bé dễ thở hơn.
 

- Không nên cho bé dùng kháng sinh ngay khi bé mới có chớm ho. Nhiều mẹ ngay khi con có biểu hiện ho, khò khè là cho con dùng kháng sinh. Theo các nghiên cứu, chỉ có 15% bệnh nhân có triệu chứng ho là nhiễm khuẩn và cần dùng đến kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc,  nhờn thuốc, diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi chán ăn ở bé.
 



Khi bé bị cảm lạnh nên tăm cho bé bằng nước ấm
 

- Cho bé dùng các thảo dược tự nhiên đã được sử dụng từ lâu trong các bài thuốc dân gian giải cảm như húng chanh, quất, mật ong, gừng... Các thảo dược này giúp giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, tăng cường sức đề kháng, giúp bé khỏi ốm một cách “tự nhiên”. Bởi thực ra, biểu hiện ho của bé ở giai đoạn này chủ yếu từ nguyên nhân cảm chứ không phải do nhiễm khuẩn. Điều trị được nguyên nhân cảm, bé sẽ hết ho.

- Thêm vào đó, các mẹ cũng nên chú ý hạn chế đưa bé tới nơi công cộng, giữ thân nhiệt của bé ổn định, cho bé uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất. Bé càng khỏe mạnh thì cơ thể càng “lướt” bệnh một cách nhẹ nhàng.
 

Nằm điều hòa con cũng ốm, trời nắng con cũng ho, những ông bố bà mẹ trẻ thật không biết thế nào tốt nhất cho con. Hi vọng những chỉ dẫn trên đây sẽ giúp các mẹ giảm bớt những lo lắng bộn bề vốn đã rất nhiều từ khi có con.

 

(Theo Khám phá)

bằng lái xe

bằng lái xe